Trade & Marketing K17
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trade & Marketing K17

THE CHANGES NEVER END WHEN WE HAVE MORE FRIENDS


You are not connected. Please login or register

Người Việt Nam tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất châu Á

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin


Admin


04/09/2010 06:56
(HNM) - Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất châu Á, PGS-TS Phan Thị Sửu (Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam) nhận định. Theo các chuyên gia, sử dụng mì ăn liền có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cộng đồng vì thành phần của loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất béo bão hòa (shorterning), chất bột và ít chất xơ.

Thành phần chất béo (chủ yếu là chất béo bão hòa) trong mì chiếm 15%-20%. Trong quá trình sản xuất, mì được chiên trong dầu có chất béo bão hòa ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị ôxy hóa. Nếu dầu dùng để chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng trans (chất béo này có thể gây tăng mức cholesterol xấu trong máu dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh tim mạch). Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia, tuy chúng có tác dụng khiến người ăn ngon miệng nhưng sẽ rất nóng, người huyết áp cao hoặc thân nhiệt cao nên dùng ít loại mì có gia vị cay. Gần đây, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm thuộc Sở KHCN TP Hồ Chí Minh đã phát hiện chất béo dạng trans (còn gọi là trans fat) có trong nhiều sản phẩm mì gói đang tiêu thụ trên thị trường với con số đáng giật mình: 38% mẫu mì gói có chứa trans fat.

PGS - TS Phan Thị Sửu cho rằng, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, khi ăn mì ăn liền nên bổ sung rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin và protein thiếu hụt. Không nên ăn mì ăn liền hằng ngày vì sẽ dẫn đến thiếu vitamin và dưỡng chất, nhất là đối với những người bị bệnh tim mạch. Ngoài ra, do Việt Nam chưa có bất cứ quy định nào về quản lý thực phẩm có trans fat nên người tiêu dùng cần tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP/ISO 22000.

Trà My


http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/doi_song/370264/nguoi-viet-nam-tieu-thu-my-an-lien-nhieu-nhat-chau-%C3%A1.htm/

https://tm17.forumvi.com

Admin


Admin

https://tm17.forumvi.com

Admin


Admin

https://tm17.forumvi.com

Admin


Admin

Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún. Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền.
Vài loại mì gói Đông Á, trong đó có "Mì Kim Chi" của Việt Nam
Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền ...


Về khía cạnh thị trường, Trung Quốc tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất với 44,3 tỷ gói bán ra trong năm 2005. Indonesia đứng thứ hai với 12,4 tỷ gói và Nhật Bản thứ ba với 5,4 tỷ gói. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với trung bình 69 gói một người một năm. Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật Bản 42 gói.
Với giá khá rẻ (khoảng từ 1000₫ cho tới 5000₫), chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam.

MONDAY, OCTOBER 3, 2011
http://dulichmoisinh.blogspot.com/2011/10/mi-lien.html

https://tm17.forumvi.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết