Trade & Marketing K17
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trade & Marketing K17

THE CHANGES NEVER END WHEN WE HAVE MORE FRIENDS


You are not connected. Please login or register

3 idiots - một cuốn giáo trình bằng hình ảnh

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin


Admin



Xem “3 idiots”, nghĩ về phim tuổi teen Việt
Thứ tư 20/06/2012 09:21
Lịch sử phim ảnh nước nhà có nhiều bộ phim về tuổi học trò như: “12A - 4H”, “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời”… từng được khán giả yêu thích. Tuy vậy, đến nay nhiều người cho rằng vẫn chưa thực sự có một bộ phim để lại trong lòng người khiến khán giả xem tới cả chục lần không chán như bộ phim “3 idiots” (Ba chàng ngốc) của điện ảnh Ấn Độ (ảnh).
“3 idiots” - một cuốn giáo trình bằng hình ảnh
3 idiots” để lại ấn tượng trong lòng bạn trẻ rất sâu đậm, được nhiều trường như: ĐH Bách khoa, ĐH FPT, ĐH Kinh tế, ĐH Công nghệ... trình chiếu cho sinh viên xem, như một buổi học ngoại khóa. Trên nhiều diễn đàn, các mạng xã hội có sinh viên tham gia đều có những nhận xét, trao đổi về bộ phim này.
“3 idiots” là một bộ phim được nhà biên kịch Raikuma Hirani chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng “Five point someone” của Chetan Bhagat. Chuyện phim xoay quanh cuộc sống của ba chàng sinh viên của ICE - trường đại học cơ khí quốc gia hàng đầu Ấn Độ - là: Ranchoddas Shamaldas Chanchad, Farhan Qureshi và Raju Rastogi.
Rancho có tính cách phóng khoáng, với tư tưởng: Học vì niềm đam mê chứ không vì điểm số, cũng không phải thuộc bài một cách máy móc mà phải hiểu và biết cách áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
Farhan là một kiểu sinh viên khá phổ biến: Yêu một nghề, nhưng “cưới” một nghề khác. Sinh ra và lớn lên với con đường được vạch sẵn là trở thành một kỹ sư, nhưng bản thân lại mê nhiếp ảnh, đặc biệt yêu động vật. Raju thì bị áp lực gánh nặng gia đình khiến phải tìm đến thần thánh để giải tỏa. Chàng luôn thấy sợ hãi và điều đó càng khiến điểm số của chàng không tốt.
Có rất nhiều điểm đã làm nên thành công của bộ phim, như: Kịch bản chặt chẽ các chi tiết được lựa chọn rất đắt, tình huống đưa ra đều có ý nghĩa hay và được giải quyết; đời sống sinh viên được tái hiện sinh động; xây dựng một tình bạn rất trong sáng cao đẹp của bộ ba Rancho, Farhan và Raju; truyền tải được nhiều thông điệp rất sâu sắc “Hãy theo đuổi sự ưu tú... và thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Truyền thống của phim Ấn Độ là lồng các bài hát múa vào, điều này nhiều khi khiến nhiều người không thích. Nhưng trong “3 idiots”, lại không ai thấy khó chịu vì dung lượng các bài hát vừa phải. Hơn tất cả, từ đó toát lên bản sắc văn hóa dân tộc của Ấn Độ. Thế giới trong bộ phim là hư cấu, nhưng lại khiến khán giả cảm nhận rất đời.
Nhìn lại phim Việt cho tuổi học trò
Phim Việt cho tuổi học trò hiện nay cũng được đầu tư rất công phu với các đạo diễn tên tuổi, diễn viên đẹp, cảnh quay đẹp... Thế nhưng, tại sao không để lại được ấn tượng trong lòng khán giả? Kịch bản hay là một vấn đề lớn đối với nền phim ảnh nước nhà, không riêng viết cho một lứa tuổi nào. Thực tế cho thấy các kịch bản phim học trò của ta hiện nay chỉ đạt độ sạch sẽ, trong sáng, một chút ý nghĩa, một chút hài hước..., tất cả chỉ vậy thôi. Trước khi phim được công chiếu thì thường nhiều báo lớn nhỏ viết bài, nhưng sau không mấy ai nói thêm gì nữa. Khán giả xem phim xong rồi cũng quên luôn.
Xem nhiều bộ phim của ta hiện nay, số đông mọi người có cảm tưởng như đang xem phim Hàn Quốc, Trung Quốc hay một nước nào đó vậy. Chẳng dám nói đến chuyện bản sắc dân tộc vì như thế nó to tát quá, chỉ nói đến cái đời thường nhất thì phim của ta đã không đạt được. Hãy nhìn vào thực tế đời sống của dân ta mà xem, lấy đâu ra lắm biệt thự sang trọng, xe hơi mui trần, đâu có lắm tiểu thư, thiếu gia...
Mà sinh viên cứ đi làm thêm là nhất thiết sẽ đến bar, vũ trường sẽ bị lôi cuốn vào chuyện tiêu xài, ăn mặc mát mẻ và sẽ hư hỏng? Hình như những người viết kịch bản chưa từng thấy học sinh sinh viên đi bán hàng, rửa bát... được trả lương rẻ mạt, mà nhiều khi còn bị mắng mỏ. Sinh viên đi làm gia sư về khóc ấm ức, vì trò lười học lại nói với phụ huynh là cô không dạy đến nơi đến chốn. Có mấy sinh viên đi dạy thêm dám mất lòng học trò, vì như vậy nghĩa là sẽ “mất dạy” ngay. Mà có vẻ như nực cười nhất là cứ phim cho lứa tuổi học trò là thấy xuất hiện “xã hội đen”...
Thiết nghĩ phim cho lứa tuổi học sinh, sinh viên không chỉ mang tính giải trí đơn thuần thoảng nhẹ như buổi sớm mai, dịu đẹp như những dòng lưu bút học trò viết cho nhau lúc cảm xúc đến nhất thời. Một bộ phim Việt hay cho tuổi teen phải chăng vẫn là một bài toán khó cho các nhà làm phim ở nước ta hiện nay?


OF : [Only admins are allowed to see this link]

https://tm17.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết